Hôm nay, KataHome sẽ hướng dẫn bạn cách để thi công hiên nhà bằng gỗ. Hãy tham khảo để có thể tạo ra những sân hiên đẹp, phù hợp với căn nhà của mình nhé!
1. Bắt đầu với công đoạn chuẩn bị – Hiên nhà bằng gỗ
Điều đầu tiên cần cân nhắc đó chính là loại gỗ mà bạn sử dụng để lót sàn. Thông thường, việc này phụ thuộc vào ngân sách của bạn. Bạn có thể lựa chọn giữa sản phẩm gỗ công nghiệp hoặc gỗ tự nhiên. Nếu bạn chọn gỗ tự nhiên, cần chắc chắn loại gỗ mà bạn sử dụng đã được xử lý chống thấm, chống mối mọt,… bằng chất hóa học. Sau đó, bạn cần chuẩn bị một nền móng tốt, sạch sẽ để thi công và lắp đặt một hệ thống thoát nước dưới sàn gỗ.
2. Lắp tấm sàn gỗ – Hiên nhà bằng gỗ
Sau khi đã dọn dẹp sạch sẽ phần đất móng, bạn tiến hành lắp đặt những tấm sàn gỗ. Phần khung gỗ bên dưới ngoài tác dụng là kết cấu đỡ sàn, còn tạo ra khoảng hở giữa mặt đất và sàn. Nước có thể thoát dễ dàng và bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề ẩm mốc.
Trong công đoạn này, điều khó khăn nhất đó chính là ở các góc tường, cửa thậm chí là khung cửa. Sự chính xác khi thi công là điều rất quan trọng. Bạn cần tính toán sao cho để cắt các thanh gỗ cho vừa vặn đối với những vị trí này.
3. Đảm bảo các liên kết – Hiên nhà bằng gỗ
Tùy thuộc vào kinh nghiệm của mình, bạn có thể khoan rồi dùng vít vít chặt lại hoặc bắn đinh vào vị trí liên kết giữa tấm gỗ và khung bên dưới. Hãy làm cẩn thận để đinh không bị tuột ra ngoài.
Bạn đọc quan tâm: Gỗ pallet – 10 cách ứng dụng thiết kế nội thất đẹp miễn chê
4. Cầu thang lên hiên nhà được lót bằng thanh ngang – Hiên nhà bằng gỗ
Khi sân được nâng lên cao hơn, căn nhà có cảm giác như được xây dựng trên đồi. Với vật liệu là gỗ, bạn sẽ tạo ra những bậc thang đẹp cho ngôi nhà của mình.
Cầu thang với những bậ nhỏ sẽ khó khản khi xử lý các góc liên kết. Bạn có thể tham khảo cách lát mà người thợ đã sử dụng cho ngôi nhà này.
Lưu ý rằng, các tấm gỗ lát ở mặt bằng sẽ nằm trên tấm gỗ lát ở mặt đứng của bậc thang tạo thành liên kết chữ L như trong hình. Với cách sắp xếp như vậy sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ và tăng khả năng chống thấm cho thang cũng được áp dụng cho phần mép ngoài của hiên. Bạn cũng có thể cho tấm gỗ lát ở trên đưa ra 1 – 1.5cm để tăng hiệu quả chống thấm cho bậc thang.
5. Bố trí thêm bậc thang (nếu cần) – Hiên nhà bằng gỗ
Ở mặt kia của hiên, một bậc thang được bố trí thêm để tạo sự tiện lợi cho việc di chuyển. Đây là chi tiết rất cần thiết với những nhà có trẻ em.
Bạn đọc quan tâm: Biệt thự phố 3 tầng – Nhà đẹp mà giá chỉ với 2 tỷ đồng (full bản vẽ)
6. Dọn dẹp sau khi hoàn thành – Hiên nhà bằng gỗ
Một khi thi công hoàn tất, gỗ phải bằng phẳng ở mọi điểm. Bạn có thể sử dụng máy đánh bóng hoặc chà bằng giấy nhám. Công đoạn này cũng là để chuẩn bị cho bước sơn phủ tiếp theo.
Ngay cả ở góc hiện cũng cần được đánh bóng hoặc chà nhám.
7. Sơn lớp phủ đề tăng độ bền cho hiên – Hiên nhà bằng gỗ
Sau khi dọn dẹp và xử lý hoàn thiện bề mặt sàn hiên gỗ, bước tiếp theo là sơn lớp phủ hoặc màu. Công việc này giữ cho gỗ chịu được tất cả các loại thời tiết. Nó cũng bảo vệ mặt gỗ khỏi các tác động như ma sát, trầy xước và hư hỏng.
Khi lớp sơn cuối cùng khô, bạn sẽ có ngay một khu vực hiên nhà tuyệt vời để nghỉ ngơi bên ngoài ngôi nhà. Bạn có thể bố trí một bộ bàn ghế cùng cây dù để che nắng mưa, hãy lưu ý cách phối màu để tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho ngoại thất ngôi nhà bạn nhé!
Cảm ơn quý vị và các bạn đã đón đọc!