Cửa cuốn là một loại cửa gồm rất nhiều nan song song với nhau và thường được sử dụng lắp đặt tại cửa chính hoặc cửa sổ.
1. Cấu tạo cửa cuốn
Cửa cuốn được cấu tạo bởi các thành phần chính – sau: nan cửa, mô tơ cửa (động cơ cửa cuốn), bộ điều khiển cửa, lưu điện cửa và một số phụ kiện khác như mặt bích, bát nhựa, ray, trục,…
- Nan cửa là phụ kiện cửa cuốn cấu thành nên hình dáng bên ngoài của cửa
- Mô tơ cửa: Là bộ phận chuyển động của cửa . Mô tơ có khả năng quay theo hai chiều, giúp cửa có thể cuốn lên trên khi mở cửa hoặc xuống dưới khi đóng cửa
- Bộ điều khiển cửa cuốn: Có chức năng điều khiển cửa thông qua một thiết bị được gọi là tay điều khiển cửa cuốn
- Tay điều khiển cửa là thiết bị không dây, điều khiển từ xa. Có tác dụng điều khiển cửa cuốn lên xuống hoặc xuống lên.
- Lưu điện cửa: Là bộ phận có vai trò tích trữ điện năng tại ắc quy. Lưu điện cửa cuốn sẽ cung cấp điện cho cửa cuốn vận hành khi mất điện.
2. Phân loại cửa cuốn
Hiện nay, Việt Nam đang lưu hành 2 loại cửa chính: cửa cuốn khe thoáng, cửa cuốn tấm liền.
- Cửa cuốn khe thoáng: Được cấu tạo bởi các thanh nan bằng hợp kim nhôm gài vào với nhau. Giữa các thanh nan có ô thoáng (khe thoáng).
- Cửa cuốn tấm liền: Đây là loại cửa phần lớn được làm bằng thép cán mỏng, liền khối, không có nan như cửa cuốn khe thoáng.
3. Cửa cuốn phù hợp với những công trình nào?
Theo báo cáo từ Tổng cục thống kê thì tỷ trọng cửa cuốn trong nhóm cửa bảo vệ đã tăng từ 22% (năm 2010) lên 40% (năm 2017) và dự kiễn sẽ tăng khoảng 45% cho đến hết năm 2018.
Với cơ chế mở lên nhanh gọn theo chiều dọc, thiết kế tận dụng triệt để diện tích đất, đảm bảo tính an toàn, độ bền caocho nên rất nhiều gia đình đã ưa chuộng và sử dụng thay vì hệ thống cửa sắt kéo truyền thống cho các mẫu nhà phố. Ngoài ra, loại cửa này cũng rất thích hợp với các vị trí yêu cầu mức độ an toàn cao, diện tích mở lớn như cửa nhà kho, cửa garage,…
Bạn đọc quan tâm: Cập nhật ngay các xu hướng thiết kế nội thất nhà ở trong năm 2019
4. Ưu, nhược điểm của các loại cửa cuốn
Như đã nói ở phần 2, cửa cuốn được phân loại theo kiểu nan cửa,chúc năng – nhiệm vụ của cửa hoặc thương hiệu. Khách hàng biết bởi cửa cuốn với 2 loại phổ biến nhất đó chính là cửa cuốn tầm liền và cửa cuốn khe thoáng.
Cửa cuốn tấm liền là loại sản phẩm được làm từ những phiến hợp kim thép hoặc inox cán mỏng, liền khối, không sử dụng nan cửa. Cửa được thiết kế nguyên khối nên có độ chắc chắn nhờ đó mà hạn chế được những ma sát giữa các chi tiết khi hoạt động giúp thiết bị vận hành êm ái, mượt mà, triệt tiêu đến 90% tiếng ồn. Cửa cuốn tấm liền có trọng lượng nhẹ, khả năng chống gỉ tốt, tuổi thọ cao và rất phù hợp với các đặc điểm khí hậu của Việt Nam. Tuy nhiên, với việc cấu tạo mảng nguyên khối có motor nằm trong lô cuốn cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho chủ nhà trong quá trình sửa chữa hay thay thế linh kiện. Trường hợp cửa cuốn bị hư hỏng motor, chủ nhà phải tháo toàn bộ hộp che, lô cuốn. Đồng thời với đặc thù kết cấu từ phiến liền, cửa làm gian phòng không có khả năng nhận được luồng không khí và ánh sáng từ bên ngoài.
Khắc phục những hạn chế cửa cửa tấm liền, cửa khe thoáng được lắp ráp bởi các thanh nan bằng hợp kim nhôm gài vào nhau giữa các thanh nan có khe thoáng hình thoi với kích thước vừa phải, bảo đảm an toàn riêng tư nhưng vẫn có thể lưu thông khí trời, giúp nan phòng trở nên thoáng đãng hơn.
Dù được “sinh sau, đẻ muộn” nhưng hệ thống cửa khe thoáng được sử dụng các kỹ thuật cải tiến, tính năng tạo khe thoáng bất kỳ ở độ cao nào trên thân cửa. Cửa cuốn khe thoáng được đa số các khách hàng nhà phố lựa chọn cho vị trí bao che mặt tiền.
Cửa khe thoáng được làm từ hợp kim nhôm cao cấp, chịu nhiệt tốt, khả năng chống ẩm cao không thua kém gì inox. Hệ thống cửa cuốn có khả năng chống chịu va đập siêu tốt. Sản phẩm đa dạng hơn so với cửa cuốn tấm liền về thiết kế, màu sắc, có tính thẩm mỹ cao hơn và phù hợp với phong thủy của nhiều ngôi nhà.
Thông qua bài viết này, quý vị và các bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về hệ thống cửa cuốn đang được nhiều chủ đầu tư trên toàn quốc lựa chọn và sử dụng.
Cảm ơn quý vị và các bạn đã đón đọc!