Cửa nhôm được sử dụng rất nhiều trong các công trình nhà ở nhưng với chất liệu nhôm thông thường chúng bộc lộ rất nhiều nhược điểm như là kết cấu yếu, không kín khít, thường bị rò rỉ nước mưa, nhanh chóng xuống cấp,… làm mất thẩm mỹ cho ngôi nhà. Trước thực trang này, các nhà sản xuất đã tiến hành cho ra một sản phẩm nhằm khắc phục được các nhược điểm này đó chính là cửa nhôm kính.
Hiện nay, các sản phẩm cửa nhôm kính bắt đầu xuất hiện rộng rãi và trở nên quen thuộc tại thị trường cung ứng vật liệu xây dựng tại Việt Nam. Cửa nhôm kính là loại vật liệu có thể sử dụng cho tất cả các công trình từ nhỏ cho đến lớn. Kết cấu của loại cửa này bao gồm hệ thống rảnh thoát nước mưa kèm theo joint cao su (ron cao su dùng để làm kín, chống ồn, chống thấm) khít kín với các khuôn cửa có tác dụng làm cho nước mưa không đọng lại.
1. Các loại cửa nhôm kính
– Cửa nhôm kính chế: Loại cửa này thường xuất hiện ở khu vực từ miền Trung trở ra miền Bắc. Sở dĩ có tên gọi cửa nhôm chế là do chất liệu chủ yếu cấu thành nên sản phẩm thường sử dụng những thanh nhôm có hình dạng hộp chữ nhật hay hình vuông kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm. Sản phẩm này có giá bán thấp, thường được sử dụng cho những nơi không quan trọng.
– Cửa nhôm kính hệ 50: Là hệ nhôm phổ thông, được ứng dụng để làm cửa đi, sổ lùa (trượt). Cấu tạo thanh nhôm thanh mảnh và mỏng. Giá bán loại này thường thấp và cũng được sử dụng cho những nơi không quan trọng.
– Cửa nhôm kính hệ A38: Loại này thường được ứng dụng để làm cửa sổ mở, cửa sổ hất, phần cánh và khung bao có hèm và có ron. Tuy nhiên, khung và thanh cánh khá mỏng manh nên cũng chỉ có thể sử dụng ở những nơi không quan trọng hay thấp tầng.
– Cửa nhôm kính hệ 700: Cửa hệ này thường được sử dụng để làm vách ngăn, cửa đi, cửa sổ. Loại này có đầy đủ các thanh nhôm định hình để làm cửa nhưng lại có giá bán thấp nhất hiện nay.
– Cửa nhôm kính hệ 1000: Cũng tương tự như hệ nhôm 700 nhưng cửa hệ 1000 có thanh nhôm lớn hơn và có nhiều loại khung bao chắc chắn. Cửa hệ 1000 được sản xuất tại Việt Nam và tuy theo đơn vị sản xuất mà độ dày sản phẩm nó cũng sẽ khác nhau.
– Cửa nhôm kính Việt Pháp: Khác với những hệ cửa trên, cửa nhôm Việt Pháp là hệ nhôm có mức giá vừa phải nhưng có hệ ron cao su được chế tạo kép nên có khả năng cách âm tốt hơn. Những thanh nhôm hệ Việt Pháp có độ dày trung bình từ 1.2 – 1.4 ly khá thanh mảnh.
– Cửa nhôm kính hệ AG: Đây là hệ nhôm có cấu tạo gần giống với nhôm Xingfa. Cửa nhôm kính hệ AG là dòng cửa nhôm giá rẻ nhưng có hệ ron cao su kép có tính thẩm mỹ cao. Thông thường với độ dày trung bình dòng sản phẩm này có độ dày khoảng 1.4 ly
– Cửa nhôm kính Xingfa: Loại sản phẩm này là hệ nhôm kính được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam do tính thẩm mỹ và có độ bền sản phẩm khá cao. Hiện trong nước có rất nhiều đơn vị sản xuất hệ cửa này trong đó sản phẩm có chất lượng tốt nhất là nhôm được nhập khẩu Xingfa từ Quảng Đông, Trung Quốc. Theo ý kiến của một số kiến trúc sư, cửa nhôm Việt Pháp hay cửa nhôm kính Xingfa đều có độ bền cao, khả năng chịu lực va đập tốt, khó cậy phá nên có thể đảm bảo an toàn cho ngôi nhà.
– Cửa nhôm PMI: Là sản phẩm của Malaysia với cấu tạo tương tự như hệ của Xingfa nhưng có bề mặt trơn. Dòng sản phẩm này cũng được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, giá bán nhỉnh hơn so với Xingfa, độ dày thanh nhôm cũng dày hơn so với Xingfa ở một số loại.
– Cửa nhôm hệ cầu cách nhiệt: Loại cửa nhôm kính cao cấp có cầu cách nhiệt. Sản phẩm này có rất nhiều đơn vị sản xuất như Xingfa (Trung Quốc), Schuco (Đức), Reynaers (Bỉ), Technal (Pháp),… Sản phẩm này có giá trị khá cao, thường sử dụng cho những căn hộ hay biệt thự cao cấp.
Bạn đọc quan tâm: Giải pháp thiết kế nội thất nhà ở trong năm 2019
2. Ưu, nhược điểm của hệ cửa nhôm kính
2.1. Ưu điểm của hệ cửa nhôm kính
– Sản xuất từ vật liệu nhôm có kết cấu vững chắc, kín khít và mang tính thẩm mỹ cao.
– Công nghệ sản xuất cửa được chế tạo từ chất liệu khung nhôm được định hình sẵn kết hợp với sử dụng kính cường lực cùng một số bộ phận phụ kiện đi kèm làm tăng tính chắc chắn, đảm bảo khả năng chống nước, chống thấm, cách âm tốt
– Trên bề mặt cửa còn được thiết kế với nhiều rãnh, gân, nếp với công dụng tăng độ cứng, độ chống lực, độ khít khi đóng – mở cửa.
– Hệ thống màu sắc trên cửa nhôm khá phong phú, đa dạng: trắng sứ, vân gỗ, trắng mờ, vàng kim, nâu mờ. Chủng loại kính cũng rất đa dạng như kính lụa, kính kim cương, kính an toàn, kính cường lực,…
– Cửa nhôm kính với phần kính trong suốt giúp mở rộng tầm nhìn, không gian phòng có thể đón ánh sáng và tạo cảm giác thông thoáng.
– Cách nhiệt tốt khi nó có thể bền vững trước ngọn lửa có nhiệt độ lên đến hơn 10000 độ C mà không bị cong vênh, co ngót.
– Thiết kế thanh mảnh nên có thể uốn với nhiều hình dạng khác nhau để phù hợp với các loại hình kiến trúc nhà ở khác nhau.
– Cửa nhôm kính có thể chịu được áp lực, lực vặn xoắn lớn mà không bị phá vỡ cấu trúc bền vững bên trong.
– Sản phẩm khá bền, người dùng ít phải sửa chữa, bảo dưỡng với chi phí thấp. Lau chùi, vệ sinh dễ dàng.
2.2. Nhược điểm của hệ cửa nhôm kính
– Tại những vị trí được bắt vít mà tiếp xúc nhiều với nước, độ ẩm cao thì sẽ gây tình trạng hoen gỉ, oxy hóa các vị trí đinh vít đó. Để khắc phục được nhược điểm này, các đơn vị sản xuất đã sử dụng phương pháp bắt góc bằng máy dập góc. Điều này hạn chế được sự hoen gỉ ở các góc của sản phẩm và tọa nên được sự bền vững lâu dài cho sản phẩm nhưng giá của sản phẩm sẽ lại cao hơn do công nghệ sử dụng.
3. Một số mẫu nhà đẹp lắp đặt hệ cửa nhôm kính
Thông qua bài viết này, bạn đã có thêm sự lựa chọn về nguyên vật liệu cho phong cách kiến trúc của gia đình mình rồi!
Cảm ơn quý vị và các bạn đã đón đọc!