Những lưu ý vàng cần biết khi lợp mái Thái cho nhà cấp 4 1 tầng là gì? Trước khi tìm câu trả lời cho vấn đề này, quý vị và các bạn hãy cùng kiến trúc Kata lý giải về sức hút của hệ mái thái nhé. Bởi không phải ngẫu nhiên mẫu mái thái lại được gia chủ yêu thích và săn đón đến vậy. Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội và không ngừng được cải tiến về các chi tiết và nguyên vật liệu, mái thái đã thành công trong việc chứng minh được sức hút khó cưỡng của mình.
1/Ưu điểm vượt trội của hệ mái thái đối với nhà cấp 4 1 tầng
-
Tính ứng dụng cao
Sở hữu khả năng tản nhiệt rất tốt, mái thái giúp ngôi nhà chống nóng hiệu quả trong những ngày hè oi bức. Không những vậy, kiểu dáng chữ A đặc trưng của mái thái sẽ giúp nước mưa thoát đi một cách nhanh chóng, tránh tình trạng ứ đọng gây ngấm, dột mái, tiết kiệm chi phí chống thấm và chống dột cho gia chủ.
-
Giá trị thẩm mỹ
Đặc điểm nổi bật trong kiến trúc mái thái nằm ở tính cân đối của những chi tiết, đặc biệt phù hợp với quan niệm phong thủy nhà cao cửa rộng của người Việt. Với nhiều sự biến tấu trong thiết kế, mái thái du nhập vào Việt Nam không mang vẻ ngoài cầu kỳ như bản gốc nhưng lại không hề bị đơn điệu mà vẫn toát lên vẻ hiện đại, thu hút gia chủ và khách đến chơi.
-
Đáp ứng nhu cầu phong thủy
Nhắc đến phong thủy mái nhà, có 2 yếu tố cơ bản đặc biệt quan trọng mà gia chủ chắc chắn không thể bỏ qua chính là hình dáng và màu sắc mái. Theo đó, mái nhà dốc sẽ khiến hung khí thoát ra ngoài, tránh tích tụ trong nhà, đồng thời giúp vượng khí lưu chuyển một cách dễ dàng và tự do hơn, đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.
2. Những lưu ý vàng chủ đầu tư cần biết khi lợp mái Thái cho nhà cấp 4 1 tầng
Khi thi công nhà mái Thái quý vị nên chú ý một số điểm dưới đây để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như tính bền của công trình.
– Mái nhà phải dốc 30 độ, mỗi 1m đo chiều ngang và kèo phải nâng lên 57cm.
– Chiều xuôi mái tối đa 10m và có độ dốc 30 độ.
– Chiều xuôi của mái ngói không giới hạn với độ dốc mái từ 45 – 60 độ.
– Chú ý lợp ngói với khoảng cách vừa đủ, không quá xa mà cũng không quá khít.
Khi lợp ngói rìa, viên ngói cuối rìa phải được lợp đầu tiên. Khi gắn viên ngói cuối rìa cần phải che phủ được hết những viên ngói chính ở hàng thứ nhất. Những viên ngói rìa phải được bắt vít cố định và mè, qua những lỗ đinh trên thân ngói.
Nếu vữa dính trên bề mặt khô và có màu trắng, hãy dùng xốp hoặc khăn mềm khô lau sạch. Sau đó dùng sơn vữa cùng màu với ngói chính sơn hoàn thiện các mạch vữa để mái được đồng màu.
Chỉ sơn lên các mạch hồ, các vết cắt của ngói, tuyệt đối không sơn lên bề mặt viên ngói. Sẽ khiến màu sắc của ngói bị biến đổi.
Tại các đường lưu thủy phải đặt máng xối đúng cách, long máng, cánh máng rộng, phải có các gờ chống tràn nước. Không được dùng vữa hay các vật liệu khác trét lên rãnh lưu thủy.
Sử dụng độ mái dốc > 22 độ sẽ đảm bảo được chống dột.
Lưu ý khi cắt ngói, đường cắt phải nằm trên sóng dương của viên ngói.
Trước khi lợp ngói nóc thì phải lợp viên ngói cuối mái hoặc cuối nóc trước. Ngói nóc, cuối nóc, cuối mái sẽ được liên kết với nhau bằng vữa ở vị trí ngói viền.
Trên đây là những thông tin hữu ích và kinh nghiệm thi công, xây dựng nhà mái Thái mà KATAHOME tổng hợp và rút ra được từ những công trình thực tế mà chúng tôi đã thực hiện. Hy vọng đã cung cấp cho các chủ đầu tư và quý bạn đọc những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất khi áp dụng xây dựng và kiến tạo cho ngôi nhà tương lai của mình.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thiết kế và thi công trọn gói:
Email: jsc.kata@gmail.com
Hotline: 0988 688 373 – 088 888 3363