QUY TRÌNH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC
Thiết kế kiến trúc là một công việc vô cùng phức tạp, đòi hỏi các kiến trúc sư phải tính toán một cách tỉ mỉ và kỹ lưỡng trong từng chi tiết, từng hạng mục công trình. Ngoài ra, với một đơn vị thiết kế chuyên nghiệp cũng cần có một quy trình thiết kế chuyên nghiệp để đảm bảo các bước thực hiện dự án được tiến hành một cách tốt nhất. Để thực hiện một bản thiết kế công trình hoàn thiện phải trải qua các quy trình từ khi lên ý tưởng cho đến thiết lập hồ sơ hoàn chỉnh.
HỒ SƠ THIẾT KẾ CHI TIẾT BAO GỒM
NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC
1. Phối cảnh 3D mặt tiền góc nhìn chính, phụ: Thể hiện hình ảnh mô phỏng công trình sau khi hoàn thiện ở các góc nhìn chính và các góc nhìn phục vụ cho công tác thi công
2. Mặt bằng bố trí nội thất các tầng: Thể hiện định hướng bố trí đồ đạc nội thất, trang thiết bị các phòng
3. Mặt bằng kỹ thuật thi công các tầng: Thể hiện kích thước xây tường, cốt hoàn thiện; ghi chú thi công; ký hiệu kết nối thống nhất các bản vẽ
4. Các mặt đứng kỹ thuật thi công: Thể hiện kích thước thi công; ghi chú, chỉ định vật liệu trang trí mặt tiền
5. Các mặt cắt kỹ thuật thi công: Cắt qua các không gian chính, các không gian phức tạp. Thể hiện các thông số cao độ thi công; các ghi chú chỉ định vật liệu cấu tạo các lớp sàn
6. Mặt bằng lát sàn các tầng: Kiểu cách ốp, lát; kích thước, màu sắc, chủng loại vật liệu.
7. Mặt bằng trần, đèn trang trí các tầng: Cách thức trang trí trần và đèn các phòng; thể hiện kích thước thi công và định vị vị trí đèn trang trí.
8. Các bản vẽ chi tiết các phòng tắm, vệ sinh: Cách thức ốp lát; kích thước, màu sắc và chủng loại vật liệu ốp lát; bố trí các thiết bị phòng tắm – vệ sinh.
9. Các bản vẽ chi tiết cầu thang: Gồm mặt bằng thang các tầng, mặt cắt thang, chi tiết ốp lát bậc thang, chi tiết lan can – tay vịn.
10. Các bản vẽ chi tiết phòng thang máy (nếu có)Thể hiện kích thước và các thông số phòng thang máy (hố pit, cửa thang, phòng máy).
11. Các bản vẽ chi tiết hệ thống cửa đi, cửa sổ, vách kính: Gồm mặt đứng, mặt cắt chi tiết từng cửa; thể hiện kích thước phong thủy, kích thước chi tiết gia công lắp dựng; chi tiết nan sắt trang trí – bảo vệ; ghi chú các thông số kỹ thuật hoàn thiện.
12. Các bản vẽ chi tiết hệ thống ban công, sảnh: Gồm các bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt chi tiết từng ban công; chi tiết cấu tạo lan can – tay vịn; các chi tiết trang trí; thoát nước ban công.
13. Các bản vẽ chi tiết trang trí mặt đứng: Gồm các bản vẽ cấu tạo các chi tiết trang trí mặt tiền; ghi chú vật liệu sử dụng.
14. Các bản vẽ chi tiết kiến trúc đặc thù từng công trình: Gồm các bản vẽ chi tiết kích thước, ghi chú vật liệu sử dụng.
NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ KẾT CẤU
II.1. Thuyết minh kết cấu: Các nguyên tắc, tiêu chuẩn chuyên ngành về kết cấu: cường độ vật liệu, mác betong, quy cách gia công cốt thép, các khoảng cách bảo vệ cốt thép.
II.2. Mặt bằng kết cấu móng: Thể hiện giải pháp móng lựa chọn, kích thước các cấu kiện cấu tạo móng; ký hiệu cấu kiện
II.3. Mặt bằng, mặt cắt chi tiết cấu tạo móng: Gồm các bản vẽ thể hiện cách thức bố trí thép, đường kích các loại thép của từng cấu kiện (đài móng – bè móng, dầm – giằng móng, giằng chân tường…)
II.4. Mặt bằng định vị chân cột: Định vị vị trí các cột, thể hiện cách thức bố trí thép chân cột, đường kính các loại thép.
II.5. Các bản vẽ chi tiết cấu tạo bể phốt, bể nước ngầm: Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt chi tiết các bể; bố trí thép
II.6. Các bản vẽ thống kê thép móng, cổ cột, bể phốt, bể nước ngầm: Thống kê cụ thể từng loại thép cho từng cấu kiện.
II.7. Các bản vẽ chi tiết cột, mặt bằng, mặt cắt các loại cột: Mặt cắt dọc, mặt cắt ngang từng loại cột; thể hiện số lượng, đường kính cốt thép; cách thức bố trí.
II.8. Các bản vẽ thống kê thép cột: Thống kê cụ thể từng loại thép cho từng cấu kiện.
II.9. Mặt bằng kết cấu các tầng: Thể hiện hệ thống dầm chịu lực của các tầng; ký hiệu từng loại dầm; kích thước từng loại dầm; các vị trí âm sàn; cốt cao độ các sàn.
II.10. Các bản vẽ chi tiết từng cấu kiện dầm: Mặt cắt dọc, mặt cắt ngang từng cấu kiện dầm; thể hiện số lượng, đường kính, cách thức bố trí từng loại thép.
II.11. Mặt bằng bố trí thép sàn các tầng, mái: Bố trí thép lớp dưới của các sàn các tầng; thể hiện đường kính, khoảng cách bố trí cốt thép.
II.12. Các bản vẽ thống kê thép sàn các tầng: Thống kê cụ thể từng loại thép cho từng sàn.
II.13. Các bản vẽ kết cấu cầu thang bộ, thang máy (nếu có): Thể hiện cách thức bố trí thép cho cầu thang; đường kính, số lượng, quy cách bố trí…
II.14. Các bản vẽ kết cấu các phần sảnh, mái trang trí (nếu có): Thể hiện cấu tạo phần bê tông, phần xây; phần sắt thép cấu tạo từng cấu kiện.
II.15. Các bản vẽ kết cấu các cấu kiện đặc thù, lanh tô cửa: Thể hiện cấu tạo các phần bê tông, phần xây; phần sắt thép cấu tạo từng cấu kiện.
NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ ĐIỆN NƯỚC – ME
III.1. Mặt bằng cấp điện chiếu sáng các tầng: Thể hiện cách thức đi dây, vị trí các loại đèn chiếu sáng, bố trí công tắc cho từng đèn.
III.2. Mặt bằng cấp điện động lực các tầng: Thể hiện cách thức đi dây, vị trí các ổ cắm, điều hòa, bình nóng lạnh…
III.3. Sơ đồ nguyên lý cấp điện toàn nhà
III.4. Bảng tổng hợp vật tư thiết bị điện toàn nhà: Thống kê số lượng, tiết diện dây dẫn, công suất thiết bị, loại vật tư thiết bị điện.
III.5. Mặt bằng cáp thông tin liên lạc các tầng (truyền hình, internet, điện thoại): Thể hiện cách thức đi dây, vị trí đầu đấu nối truyền hình, internet, điện thoại của từng tầng.
III.6. Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện nhẹ
III.7. Bảng tổng hợp vật tư cáp thông tin liên lạc toàn nhà: Thống kê số lượng dây dẫn, thiết bị, loại vật tư thiết bị thông tin liên lạc.
III.8. Mặt bằng camera điều khiển, báo cháy, báo động…(nếu có) Thể hiện ví trí bố trí, cách thức đi dây đấu nối các thiết bị
III.9. Các bản vẽ chi tiết hệ thống chống sét, thống kê vật tư: Thể hiện vị trí định vị kim thu sét, hệ thống dây truyền dẫn thép, hệ thống cọc tiếp địa…
III.10. Mặt bằng cấp điện ngoài nhà (sân, cổng, tường rào… nếu có): Thể hiện chi tiết điện chiếu sáng cho sân vườn, cổng, tường rào.
IV NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ CẤP THOÁT NƯỚC
IV.1. Mặt bằng cấp nước sinh hoạt các tầng: Thể hiện đường cấp nước từ bể cấp nước tới các khu vực sử dụng nước; chủng loại, tiết diện đường ống dẫn nước
IV.2. Mặt bằng thoát nước các tầng, mái: Thể hiện đường thoát nước từ mái, ban công, các phòng tắm, vệ sinh, nhà bếp…; chủng loại, tiết diện đường ống thoát nước…
IV.3. Các bản vẽ chi tiết cấp thoát nước khu vực tắm, vệ sinh… Thể hiện chi tiết đường cấp – thoát nước cho từng phòng tắm, vệ sinh; đường kính đường ống, độ dốc tiêu chuẩn, vị trí đấu nối…
IV.5. Các bản vẽ thống kê vật tư cấp thoát nước: Thống kê số lượng, đường kính đường ống, các loại vật tư thiết bị cấp thoát nước.
IV.4. Sơ đồ không gian cấp thoát nước khu vực tắm, vệ sinh… Thể hiện sơ đồ nguyên tắc cấp thoát nước của từng phòng tắm, vệ sinh kết nối với hệ thống cấp thoát chung của toàn nhà
ĐẶC BIỆT KIẾN TRÚC KATA LUÔN CAM KẾT
- TRÁCH NHIỆM GIÁM SÁT HỒ SƠ BẢN VẼ
- ĐẾN KHI CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH VÀ ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
Điều này có nghĩa là, khi hoàn thiện toàn bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công, nghiệm thu và bàn giao hồ sơ thiết kế , dịch vụ chăm sóc khách hàng sau thiết kế của Kiến trúc KATA được chúng tôi vô cùng coi trọng. Bởi hơn ai hết, chúng tôi hiểu rõ khách hàng của mình, họ cần gì, mong muốn gì và … đang lo sợ điều gì . Lo rằng sau khi bàn giao hồ sơ xong, đơn vị tư vấn sẽ không giám sát, theo dõi công trình để bảo đảm những yếu tố về mặt kỹ thuật hay thẩm mỹ từ trên giấy khi đưa vào thực tế sẽ ra sao.
Về vấn đề này, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm bởi dịch vụ giám sát nhà từ xa đã và đang hoạt động rất hiệu quả trong quy trình làm việc của chúng tôi. Khách hàng sẽ được giải đáp, được tư vấn, có được câu trả lời cho toàn bộ thiết kế nếu như gặp bất cứ khó khăn nào trong quá trình thi công. Do vậy, bạn hoàn toàn yên tâm nếu như sở hữu bộ hồ sơ thiết kế nhà ở và thực hiện thi công theo đúng thiết kế thì sẽ có được công trình nhà ở hoàn thiện và ưng ý nhất.
ƯU ĐÃI DÀNH CHO KHÁCH HÀNG
Hiện nay kiến trúc KATA có rất nhiều ưu đãi để tri ân khách hàng