Đừng bao giờ xem thường việc tính toán trước chi phí xây nhà bạn nhé! Vì sao ư? Bởi vì điều này sẽ đảm bảo cho bạn sẽ có được một không gian nhà như ý mà còn tránh được những chi phí phát sinh không cần thiết. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết là chi phí xây dựng nhà có thể chênh lệch tùy thuộc vào nhà thầu, vị trí địa lý và giá lao động tại địa phương. trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin đề cập tới những yếu tố cơ bản, phổ biến nhất trong quá trình tính toán chi phí xây nhà. Và không để bạn chờ lâu hơn nữa, dưới đây sẽ là một vài lưu ý tính toán chi phí xây cất nhà cửa để giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn.
1. Cách tính diện tích – Chi phí xây nhà
Một trong những tiêu chí quan trọng nhất để tính giá thành xây nhà chính là diện tích thi công. Hãy thử tưởng tượng như thế này, bạn muốn xây nhà bao nhiêu tầng thì giá cả sẽ được đôn lên bấy nhiêu. Tuy nhiên, khi bạn muốn xây thêm các khu vực phụ như sân thượng, hiên nhà thì chắc chắn là bạn sẽ không chấp nhận chi trả với mức giá tương tự được rồi.
Để tiện tham khảo, chúng tôi sẽ chia sẻ với các một trong những cách tính dieenjt ích phổ biến nhất hiện nay như sau:
- Tầng trệt: 100%
- Tầng lầu: 100% * số lượng lầu (Bao nhiêu lầu thì nhân lên bấy nhiêu)
- Mái: 30% nếu là mái tôn, 50% cho mái bằng, mái ngói là 70%
- Sân: 50%
2. Chi phí xây nhà dựa trên mét vuông
Sau đó, chi phí xây dựng nhà sẽ được dựa trên mét vuông để tính toán. Phương pháp này đang rất được ưa chuộng vì nó khá đơn giản mà lại nhanh chóng. Thậm chí, nhiều công ty xây dựng sẵn sàng đăng lên website của mình giá cả thi công để khách hàng có thể tiện tham khảo. Lưu ý, bạn phải tính phần diện tích của tất cả các phòng ốc bao gồm cả tầng lầu (nếu có) và thậm chí là mái hiên, sân thượng theo % diện tích đã nêu ở trên.
Đơn giá cho loại nhà ở này sẽ tùy thuộc vào lối kiến trúc (cổ điển, tân cổ điển, hiện đại, Pháp, Á Đông,…) cũng như là loại hình nhà (nhà phố, biệt thự, lâu đài,…) rất nhiều.
Như tại Công ty Kiến trúc Kata, đơn giá thi công xây dựng trung bình cho từng loại hình nhà sẽ có mức giá như sau:
* Nhà phố:
- Nhà phố hiện đại: 3.8 – 5.5tr/m2
- Nhà phố tân cổ điển: 5.5 – 7tr/m2
- Nhà phố lâu đài: 6 – 8tr/m2
- Nhà phố khách sạn: 6.5tr/m2
- Tòa nhà văn phòng: 6 – 8tr/m2
* Biệt thự – Lâu đài:
- Biệt thự hiện đại: 5 – 7tr/m2
- Biệt thự mái Thái – Biệt thự nhà vườn – Biệt thự mini: 6 – 8tr/m2
- Biệt thự Pháp – Biệt thự tân cổ điển: 7 – 9tr/m2
- Biệt thự lâu đài – Biệt thự cổ điển: 8 – 11tr/m2
- Cung điện: 10 – 15tr/m2
Lưu ý: Bảng chi phí trên đây chi mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi vào từng thời điểm trong năm mà không cần phải thông báo. Để rõ nhất thì quý vị và các bạn nên liên hệ với Công ty Kiến trúc Kata để có mức giá cụ thể và chi tiết nhất nhé!
3. Chi phí làm móng – Chi phí xây nhà
Hẳn ai cũng biết rằng phần móng là một bộ phận tối quan trọng của căn nhà vì nó chịu toàn bộ trọng tải của kiến trúc bên trên. Do đó, việc tính toán chi phí cũng sẽ phức tạp hơn. Nếu phần móng của bạn làm đơn giản như móng băng một thì công thức tính có thể tham khảo theo cách sau: Ta lấy 50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô. Tuy nhiên, đối với phần móng cọc thì ta còn phải chịu ảnh hưởng của số lượng và chiều dài cọc, chưa kể đến chi phí do nhân công ép cọc nếu bạn sử dụng móng cọc ép tải.
Vì thế, chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc và bàn bạc kỹ lưỡng với nhà thầu để đưa ra phương án thi công hợp lý nhất để có được nền tảng kiên cố, vững bề nhưng cũng phải phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân.
Xin lưu ý rằng, các lưu ý trên chỉ trang bị cho bạn một phần thông tin cơ bản để bạn có thể hình dung được kinh phí dự trù cho mình. Trong quá trình thi công, rất có thể là bạn sẽ bị choáng ngợp với các khoảng chi phí khác nhưng nếu theo sát với kế hoạch ban đầu và sáng suốt lựa chọn, bạn hoàn toàn có thể làm chủ bào toán kinh tế mà không lo bị phát sinh thêm các chi phí.
Nếu cần thiết, hãy liên hệ ngay tới Công ty Kiến trúc Kata để được chúng tôi hỗ trợ kịp thời nhé!
Cảm ơn quý vị và các bạn đã đón đọc!