Với cuộc sống hiện đại ngày nay thì việc mỗi gia đình thường trang trí không gian nội thất với rất nhiều món đồ. Từ đó mà không gian sinh hoạt trở nên chật chội. Chính vì thế mà những món đồ nội thất điển hình như là các mẫu bàn ăn thông minh.
Trong bài viết ngày hôm nay, KataHome sẽ đưa ra lý do tại sao bạn nên lựa chọn cũng như tiêu chí và giới thiệu một số mẫu bàn ăn thông minh cho không gian nội thất của gia đình mình nhé!
1. Bàn ăn thông minh là gì?
Bàn ăn thông minh là một loại bàn được thiết kế vô cùng đặc biệt với nhiều tính năng nổi bật và tiện ích như có thể gấp gọn khi không sử dụng, thao tác gấp – mở dễ dàng, bàn ăn được thiết kế chắc chắn, chịu lực tốt, trọng lượng nhẹ.
Thông thường các mẫu bàn ăn thông minh này được sử dụng cho các căn phòng chung cư, nhà ở có diện tích nhỏ, phòng trọ sinh viên,…
2. Ưu, nhược điểm của các mẫu bàn ăn thông minh
2.1. Ưu điểm – Bàn ăn thông minh
– Do được làm chủ yếu bằng chất liệu gỗ công nghiệp chính vì thế mà giá cả tương đối phù hợp với nhiều cá nhân và gia đình.
– Nếu như quý vị và các bạn muốn sở hữu những mẫu bàn ăn thông minh cao cấp cũng có thể dễ dàng sở hữu các loại bàn này bằng chất liệu gỗ tự nhiên nhưng chi phí sẽ cao hơn so với gỗ công nghiệp.
– Khả năng chịu lực tốt với các mẫu thiết kế được tính toán kỹ lưỡng, tuổi thọ sử dụng cao.
– Không bị phai màu trong quá trình sử dụng với môi trường tự nhiên.
– Có khả năng chống thấm, chịu va đập tốt.
– Dễ dàng di chuyển, vệ sinh và cất gọn gàng.
2.2. Nhược điểm – Bàn ăn thông minh
– Loại bàn ăn thông minh tùy loại, một số thường hơi khó sử dụng đối với người cao tuổi.
– Khả năng chịu lực chưa tốt bằng mẫu bàn ăn thông thường
– Khi sử dụng hàng kém chất lượng đôi khi bị kẹt và khó khăn trong thao tác kéo hoặc gập.
3. Có nên sử dụng bàn ăn thông minh hay không?
Đối với những không gian sống có diện tích bị hạn chế thì những món đồ nội thất thông minh sẽ là trợ thủ đắc lực khi có thể cải thiện được không gian sinh hoạt.
Không chỉ các thiết bị điện tử mà đồ nội thất cũng đang được áp dụng xu hướng thiết kế ngày càng thông minh. Chính vì vậy, bạn sẽ không muốn bỏ qua những tiện ích mà chúng có thể mang lại. Hơn thế nữa, khi sử dụng những món đồ nội thất thông minh sẽ kích thích sự tư duy, sáng tạo của trẻ nhỏ rất tốt và tự nhiên khi có sự hướng dẫn đúng cách từ người lớn.
4. Phân loại bàn ăn thông minh
Bàn ăn thông minh hiện nay được phân chia dựa trên 2 yếu tố chính đó chính là chất liệu, cấu tạo – chức năng. Dưới đây, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu chi tiết về từng loại nhé!
4.1. Phân loại bàn ăn thông minh dựa trên chất liệu
Có rất nhiều chất liệu để có thể sử dụng làm mẫu bàn ăn thông minh. Tuy nhiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một số chất liệu chính được sử dụng phổ biến trên thị trường.
– Gỗ công nghiệp: Loại bàn ăn được làm bằng chất liệu gỗ công nghiệp với cốt gỗ là MFC, MDF, HDF,… Bề mặt có thể phủ các loại chất liệu như Melamine hoặc kính cường lực tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích của gia chủ. Tuy nhiên khi bạn sử dụng bề mặt phủ bàn ăn thông minh là kính cường lực sẽ có giá thành cao hơn khá nhiều so với các chất liệu phủ bề mặt khác.
– Gỗ tự nhiên: Gỗ tự nhiên được sử dụng không phổ biến bằng chất liệu gỗ công nghiệp tuy nhiên nhu cầu rất đa dạng của khách hàng cao cấp nên loại gỗ này vẫn rất được các chủ đầu tư giàu có sử dụng. Tuy nhiên, việc chế tạo mẫu bàn ăn thông minh bằng chất liệu gỗ tự nhiên cũng khá tốn kém về chi phí nhưng ngược lại sản phẩm nhìn trông rất đẹp, sang trọng.
– Inox – Thép chống gỉ: Khi sử dụng bàn ăn thông minh được làm bằng chất liệu inox – théo chống gỉ thì có rất nhiều người sẽ nghĩ chúng rất nặng nhưng thực chất không hề. Với các loại thép cường lực, inox được sản xuất với độ bền, chịu lực cao mà trọng lượng thì lại rất nhẹ. Khi thiết kế làm bàn ăn thông minh chúng được gia công mỏng, dẹt, gọn nhẹ, mẫu mã đẹp,… rất tiện lợi sử dụng trong việc trang trí nội thất nhà.
4.2. Phân loại bàn ăn thông minh dựa trên cấu tạo và chức năng
– Bàn ăn thông minh kéo ngang:
- Với một chiếc bàn sẽ được kéo ngang gọn lại với kích thước chỉ bằng khoảng 1/5 so với kích thước ban đầu.
- Thao tác đơn giản chỉ cần mở chốt, sau đó bạn có thể dễ dàng kéo bàn ra và đóng bàn vào tùy ý.
- Ưu điểm của loại bàn ăn này được thực hiện đơn giản, không cầu kỳ mà ai cũng có thể làm được
– Bàn ăn thông minh gấp gọn:
- Từ 1 chiếc bàn ăn lớn chúng ta hoàn toàn có thể gấp gọn chúng lại chỉ còn là 1 món đồ nội thất nhỏ. Từ ghế, chân bàn, thanh ngang đến cả mặt bàn,…
- Việc thiết kế bàn ăn kiểu gấp gọn tốn chi tiết hơn khá nhiều so với mẫu bàn ăn thông minh kéo ngang.
- Nhược điểm: Thao tác gấp cần tuân thủ đúng các bước, cần thời gian để làm quen với việc này và thường khó sử dụng đối với người mới.
5. Review một số sản phẩm mẫu bàn ăn thông minh
Đến đây, KataHome hi vọng quý vị và các bạn sẽ có thêm ý tưởng thiết kế nội thất với những mẫu bàn ăn thông minh mà chúng tôi đã giới thiệu!
Cảm ơn quý vị và các bạn đã đón đọc!