Kiến trúc xây dựng cũng phản ảnh nhiều nền văn hóa khác nhau cũng như là mô tả những nét đẹp truyền thống khác nhau của các lối kiến trúc nhà ở. Nếu nhử ở Nam Bộ hay ở Huế có nhà rường truyền thống thì ở Bắc Bộ thì có nhà gỗ kẻ truyền nổi tiếng. Để xây dựng được một căn nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ đúng chuẩn thì đó chính là cả một sự kỳ công của kiến trúc sư lẫn đội thợ thi công.
Kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền chính là niềm tự hào của biết bao thế hệ người dân Bắc Bộ Việt Nam. Đây được voi như là một nét đẹp của dòng kiến trúc văn hóa dân gian và được thừa kế, phát huy cũng như đẩy lên tầm thiêng liêng (còn cao hơn cả kiến trúc cung đình), thể hiện nét tôn giáo của người Bắc Bộ.
Vậy nhà gỗ kẻ truyền là gì?
Nhà kẻ truyền là một trong những loại hình nhà ở của người dân Việt Nam được xuất hiện khá lâu và chủ yếu tập trung tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Các mẫu nhà kẻ truyền này có nét đặc trưng là chất liệu bằng gỗ với mái ngói rêu phong cùng một hệ thống sân vường rộng rãi.
Do được thiết kế chủ yếu bằng chất liệu gỗ cho nên từ hệ thống cột, kèo, khung, mái,… đều được làm bằng gỗ và có tác dụng đó là chịu lực chính cho toàn bộ ngôi nhà. Để có được một căn nhà gỗ kẻ truyền chất lượng cao thì loại gỗ thường được sử dụng đó chính là gỗ lim, gỗ mít, gỗ sên, nhà gỗ xoan,…
Phân loại nhà gỗ kẻ truyền
Nhà kẻ truyền thường được phân loại theo số lượng gian, chái như nhà kẻ truyền 3 gian, nhà kẻ truyền 5 gian, nhà kẻ truyền 7 gian,… Số lượng gian sẽ tùy thuộc vào điều kiện cũng như là nhu cầu sử dụng của từng gia đình.
Chi phí xây dựng nhà gỗ kẻ truyền
Chí phí để xây nhà kẻ truyền thường sẽ khá cao bởi giá của nguyên vật liệu gỗ hiện nay giờ khá là cao bởi nguồn hàng khan hiếm. Đồng thời chi phí chi trả cho nhân công cũng như thợ cũng khá đắt đỏ. Việc thi công và xây dựng sẽ cho những người thợ có kinh nghiệm cũng như tay nghề cao để căn nhà kẻ truyền đạt chất lượng cao nhất!
Gỗ – Nguyên liệu tạo nên những ngôi nhà gỗ kẻ truyền cần phải lưu ý gì?
Chất liệu gỗ để làm nhà kẻ truyền cần phải trải qua một quá trình xử lý lâu dài và công phu. Khi xử lý gỗ làm nhà thì những cây gỗ này cần được ngâm ở trong bùn trong thời gian khá dài. Sau khi ngâm xong, gỗ được vớt lên phơi nắng mưa (quá trình này có thể mất 3 năm). Chính vì thế mà để có thể xây được một căn nhà đạt chuẩn thì thời gian chuẩn bị trước đó là rất dài.
Ngày nay, do sự phát triển của lĩnh vực đồ gỗ mà việc mua bán, giao thương trở nên thuận tiện hơn khi mà thời gian chuẩn bị và xây dựng nhà gỗ kẻ truyền đã được rút ngắn lại nhưng thời gian cũng phải mất gần 2 năm thì mới có thể hoàn thành.
Đối với hệ thống trụ cột, vỉ kèo, rui, mè,… đối với các mẫu nhà hiện tại thường được làm bằng sắt hộp hay bằng những nguyên vật liệu hiện đại khác. Còn đối với kiến trúc của những căn nhà gỗ kẻ truyền được sử dụng bằng 100% chất liệu gỗ tự nhiên. Thông thường căn nhà kẻ truyền được sử dụng 1 loại gỗ duy nhất. Bởi nó sẽ mang đến một không gian kiến trúc thống nhất về mặt màu sắc, độ bóng cũng như là độ chịu lực cho toàn bộ công trình. Từ đó mà tính thẩm mỹ của nhà gỗ kẻ truyền luôn đạt chất lương cao nhất!
Thiết kế và thi công nhà gỗ kẻ truyền
Kiến trúc nhà kẻ truyền luôn giữa được nét đẹp truyền thống từ trước đến nay với mục đích nhằm giữ nguyên những giá trị văn hóa cũng như là đem đến một không gian sử dụng tối ưu nhất. Toàn bộ khung nhà được làm bằng gỗ trong khi sàn được làm bằng gạch, vừa khiến cho ngôi nhà kẻ truyền trở nên bền chắc, đẹp. Đôi khi, chất liệu đá cũng được sử dụng thêm vào mẫu nhà gỗ kẻ truyền hay là nhà thờ họ, từ đường, nhà thờ tổ. Từ đó mà các không gian này sẽ trở nên uy nghi, bền vững, trường tồn hơn. Ngoài ra chúng còn hợp với phong thủy và ý nghĩa của những kiểu nhà thờ như vậy.
* Nhà gỗ kẻ truyền – Các chi tiết trang trí được trạm trổ làm nên nét kiến trúc đẹp, hoàn mỹ
Để có thể bảo tồn các nét văn hóa truyền thống, các chi tiết trang trí thường được trạm trổ các họa tiết trang trí đặc trưng của các thời đại Lý, Trần, Lê,… Do vậy đòi người người thợ vừa có tay nghề cao cũng như phải có sự hiểu biết về văn hóa, kiến trúc cũng như lịch sử của thời đại đó để mang đến những nét đặc trưng, nét độc đáo riêng cho mẫu nhà gỗ kẻ truyền.
Những họa tiết trang trí được trạm trổ theo hình rồng, cánh lá cách điệu hoặc những hoa văn đối xứng. Tất cả sẽ hòa quyền với nhau tạo nên một tổng thể thống nhất và đẹp mắt. Nhà gỗ kẻ truyền được thiết kế với những nét trạm trổ hoa văn, hình thù uốn lượn đầy tinh tế giúp nầng tầm giá trị cho ngôi nhà. Bước vào không gian bên trong của mẫu nhà gỗ kẻ truyền, bạn dường như sẽ được sống lại những mảng màu ký ức thời xưa rất đáng trân trọng và bảo tồn.
Kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền 3 gian truyền thống được thiết kế theo như mẫu nhà ở 3 gian 2 trái với sự pha trộn giữa kiến trúc nhà gạch ngói xi măng với chất liệu gỗ. Nhà kẻ truyền được tận dụng là không gian thờ tự sang trọng nhưng vẫn giữa được nét kiến trúc độc đáo, truyền thống. Phần mái của những mẫu nhà gỗ kẻ truyền được sử dụng hệ thống mái ngói đỏ truyền thống với độ dốc và độ thoải lớn hơn so với các mẫu nhà cấp 4 thông thường. Ở một số công trình thì hệ thống mái còn được thiết kế tương tự theo kiểu mái đình truyền thống. Phần mái chính là hạng mục được thiết kế – thi công công phu nhất để mang lại một không gian nhà gỗ kẻ truyền đẹp, sang trọng và hoành tráng.
Ngoài ra, mẫu nhà kẻ truyền này được thiết kế với kiểu mái 2 hoặc mái 4 khiến cho ngôi nhà trở nên đẹp và ấn tượng hơn bao giờ hết. Mái 4 thì giống với kiến trúc mái đình với tone màu đỏ tươi mang lại cảm giác gần gũi và chân thực cho những ngôi nhà đẹp ở quê.
Không gian nội thất của mẫu nhà gỗ kẻ truyền được thực hiện một cách thống nhất với 100% bằng chất liệu gỗ. Toàn bộ không gian nội thất được thiết kế bằng gỗ tự nhiên với tone màu trùng với gam màu gỗ. Điều này mang đến cho không gian bên trong nhà trở nên sang trọng, đẹp mắt.
* Kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền ở khu vực Bắc bộ
Ngoài việc được trang trí, trạm khắc tinh xảo bằng hoa văn thì mẫu nhà kẻ truyền cũng có thể không cần phải trang trí bởi màu sắc của chất liệu gỗ tự nhiên cũng đã mang đến một không gian sống mới lạ vô cùng.
Tùy từng loại gỗ mà các mẫu nhà gỗ kẻ truyền sẽ có những tone màu khác nhau có thể là màu sẫm, màu vàng cánh dán, nâu đậm,… Hệ thống cửa cũng được thiết kế khá linh hoạt. Nếu như một số mẫu nhà cổ truyền sử dụng cửa gỗ mở gập 4 cánh được sử dụng ở gian chính giữa. Không gian để làm cửa thường được đặt giữa 2 cột của một gian nhà. Đặc điểm của loại cửa này đó chính là không sử dụng bàn lề như cửa hện đại mà dùng cối quay và được tháo dời một cách dễ dàng mà không lo cánh cửa bị xệ. Các cánh cửa được trạm khắc hoa văn một cách tỉ mỉ và tinh tế. Hoa văn được trạm trổ thế nào thì sự thống nhất ở các cánh cửa còn lại luôn được đặt lên hàng đầu để sao cho kiến trúc đẹp, thống nhất.
Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng rằng bạn có thêm được cho những kiến thức về mẫu nhà gỗ kẻ truyền cũng như là có thể phân loại được các dòng nhà kẻ truyền, các nguyên vật liệu cấu thành cũng như là cách thiết kế thi công nhà kẻ truyền đẹp nhé!
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc cần tư vẫn thì hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số HOTLINE: 0988.688.373 – 0888.883.363 hoặc gửi thư về hòm thư trực tuyến: jsc.kata@gmail.com nhé!
Cảm ơn quý vị và các bạn đã đón đọc!