Mẫu nhà ở kết hợp văn phòng là hạng mục được tích hợp nhiều chức năng trong một. Trên cùng một tòa nhà, chủ đầu tư có thể vừa để ở, vừa tận dụng làm văn phòng cho thuê. Đây là giải pháp mang lại lợi ích kép và là xu hướng thiết kế mới “lên ngôi” trong những năm gần đây. Vậy làm thế nào để thiết kế nhà ở kiêm văn phòng đẹp, đảm bảo tính chuyên nghiệp? Những tư vấn dưới đây sẽ giúp các chủ đầu tư có thêm kinh nghiệm thiết kế nhà ở văn phòng đúng chuẩn, tiết kiệm chi phí nhất.
1. Đặc trưng của mẫu nhà ở kết hợp văn phòng
Ở thời điểm “tấc đất tấc vàng” như hiện nay không phải công ty nào cũng đủ điều kiện thuê địa điểm làm việc tại các tòa nhà văn phòng. Do đó, các căn hộ kết hợp văn phòng luôn là giải pháp lý tưởng cho các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là lý do nhu cầu thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng ngày càng cao. Tuy nhiên, mẫu nhà này được kết hợp giữa kinh doanh và sinh hoạt nên đòi hỏi cao trong các khâu thiết kế, xây dựng. Bởi vậy, để xây nhà đẹp, tối ưu chi phí trước hết phải hiểu đặc trưng của mẫu nhà này.
Một số đặc trưng cũng như ưu điểm nổi bật của nhà phố kiêm văn phòng:
- Mô hình nhà phố kết hợp văn phòng chủ yếu được xây dựng ở các thành phố lớn. Thường tọa lạc ở những vị trí có giao thông đi lại thuận tiện, dễ dàng nhận diện.
- Nhà ở kiêm văn phòng thường có kết cấu từ 5 tầng trở lên. Những tầng trên cùng sẽ được tận dụng để ở. Những tầng bên dưới và tầng hầm thiết kế dành cho thuê văn phòng.
- Có sân thượng làm sân phơi đồ hoặc thiết kế làm không gian thư giãn cho tòa nhà.
- Loại hình nhà ở kết hợp văn phòng này được đặc biệt chú trọng về ngoại thất. Việc này quyết định đến khả năng thu hút khách hàng tiềm năng.
2. Có nên xây mẫu nhà ở kết hợp văn phòng hiện nay?
Có nên thiết kế nhà ở kết hợp cho thuê văn phòng không? Câu trả lời là có bởi đây là mẫu nhà sở hữu nhiều ưu điểm và được tích hợp 2 trong 1.
Giá đất ngày càng đắt đỏ, trong khi nhu cầu thuê không gian làm văn phòng ở thành phố ngày càng tăng. Do đó, nếu có quỹ đất ở những vị trí đắc địa là một lợi thế rất lớn để xây nhà phố thương mại. Mẫu nhà ở kiêm văn phòng này không chỉ đáp ứng nhu cầu ở của gia đình bạn mà còn gia tăng thu nhập hàng tháng.
3. Xây mẫu nhà ở kết hợp văn phòng theo kiểu nào?
Những xu hướng thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng nào đang thịnh hành? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi có nhu cầu xây nhà phố văn phòng. Dưới đây là một số kiểu thiết kế nhà ống kết hợp cho thuê văn phòng điển hình hiện nay mà chủ đầu tư nên tham khảo.
3.1. Về kết cấu của mẫu thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng
* Thiết kế lệch tầng hoặc đối xứng: Nhà ở kiêm văn phòng thường được thiết kế theo kiểu lệch tầng hoặc đối xứng. Cấu trúc này giúp cơi nới không gian, gia tăng diện tích sử dụng. Đặc biệt, cách thiết kế này mang lại không gian thoáng đãng. Hơn hết là tạo điểm nhấn ấn tượng cho mặt bằng ngôi nhà.
* Thiết kế gác lửng: Ở mẫu nhà ở kết hợp kinh doanh hay kết hợp văn phòng thường có thêm không gian cho gác lửng. Kiểu thiết này đặc biệt giúp tăng diện tích sử dụng nhưng chiều cao tổng thể không đổi. Mẫu nhà này hợp với những ô đất nằm trong khu vực bị khống chế về chiều cao.
3.2. Về phong cách của mẫu thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng
Phong cách thiết kế nhà ở kết hợp cho thuê văn phòng mà các chủ đầu tư lựa chọn nhiều nhất là gì? Theo đó có 2 phong cách điên hình là hiện đại và tân cổ điển.
* Phong cách kiến trúc hiện đại: Nhà phố kết hợp văn phòng hiện đại được ưa chuộng bởi mang nét đẹp khỏe khoắn, thời thượng. Kiến trúc hiện đại được thể hiện qua những khối hình học phi đối xứng. Sử dụng tạo hình trang trí tối giản theo chiều ngang. Điểm nhấn không thể bỏ qua của những mẫu nhà phố thương mại hiện đại là giảm thiểu sự xuất hiện của tường bê tông. Thay vào đó là chất liệu kính trong suốt, mở rộng tầm nhìn và có tính ứng dụng cao.
* Phong cách kiến trúc tân cổ điển: Nhà ở kết hợp cho thuê văn phòng tân cổ điển được kết hợp giao thoa giữa 2 luồng kiến trúc. Nhà phố văn phòng tân cổ điển lấy sự đăng đối, cân xứng làm chủ đạo. Các đường nét hoa văn trang trí không quá cầu kì nhưng vẫn toát lên sự sang trọng. Ngoại thất thường được sử dụng đá ốp và chất liệu hoa sắt nghệ thuật để tạo điểm nhấn.
4. Tư vấn thiết kế mẫu nhà ở kết hợp văn phòng
Mỗi mô hình sẽ có những yêu cầu thiết kế riêng và nhà ở kiêm văn phòng cũng không ngoại lệ. Dưới đây là tư vấn thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng cho thuê mà các chủ đầu tư cần ghi nhớ. Với những lưu ý này, gia chủ sẽ hạn chế được những sai xót khi xây dựng.
4.1. Chọn phong cách thiết kế kiến trúc – Mẫu thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng
Đầu tiên phải lựa chọn phong cách thiết kế kiến trúc phù hợp bởi diện mạo có ảnh hưởng đến việc thu hút khách hàng. Với tòa nhà ở kết hợp văn phòng nên lựa chọn phong cách hiện đại tối giản. Lối thiết kế này cũng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thiết kế cho chủ đầu tư. Ngoài ra có thể lựa chọn phong cách tân cổ điển, tuy nhiên, nên giảm thiểu hoa văn trang trí cầu kì.
4.2. Lựa chọn màu sắc – Mẫu thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng
Màu sắc cũng là một trong những yếu tố quyết định đến vẻ đẹp của nhà ở kết hợp kinh doanh. Những màu sắc được ứng dụng phổ biến trong tòa nhà văn phòng là trắng, xám, be…Đây là những sắc trung tính, toát lên vẻ sang trọng, bền vững với thời gian. Khi thiết kế cần phải chú ý phối màu hài hòa giữa không gian nội thất và diện mạo ngoại thất.
4.3. Phân chia không gian nhà ở kết hợp văn phòng – Mẫu nhà ở kết hợp văn phòng
Tiếp đến là việc phân chia không gian trong nhà ở kiêm văn phòng. Thông thường, khu vực văn phòng được bố trí từ tầng 1 đến tầng 4. Vị trí này dễ dàng đi lại và thuận tiện cho việc tiếp đón khách hàng của công ty. Trong khi đó, khu vực sinh hoạt của gia đình thường bố trí ở những phía trên để đảm bảo sự riêng tư.
4.4. Yếu tố an toàn bên trong nhà – Mẫu thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng
An toàn là yếu tố không thể bỏ qua khi xây nhà phố thương mại. Với đặc thù tích hợp không gian của gia đình và văn phòng cho thuê nên mẫu nhà này cần đề cao sự an toàn. Khi thiết kế, xây dựng nên chú ý đến hệ thống cửa ra vào cũng như ban công, cửa sổ. Để đảm bảo nên thiết kế hai lớp cửa gồm cửa sắt và cửa kính. Bên cạnh đó nên lắp thêm hệ thống camera giám sát ở những vị trí quan trọng.
4.5. Khả năng lưu thông không khí bên trong nhà – Mẫu nhà ở kết hợp văn phòng
Mẫu nhà ở kết hợp văn phòng cho thuê có đặc điểm nhiều người thường xuyên ra vào. Do đó, hệ thống lưu thông gió rất quan trọng. Việc này giúp hạn chế sự bí bách của nhà phố cũng như giảm thiểu mùi giữa các không gian. Nên thiết kế cửa đón gió có diện tích lớn hơn cửa thoát gió.
Bên cạnh hệ thống thông gió, nên bố trí thêm cây xanh ở các phòng ban. Việc này giúp thanh lọc không khí, mang đến không gian thoải mái cho môi trường làm việc cũng như môi trường sống
4.6. Hầm để xe – Mẫu thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng
So với nhà ống thông thường thì tòa nhà văn phòng có số lượng người ra vào khá lớn mỗi ngày. Bởi vậy để đảm vệ phương tiện đi lại nên thiết kế hầm để xe rộng rãi. Nếu số lượng xe ra vào không nhiều có thể làm bán hầm để tiết kiệm chi phí.
Lưu ý, khi thiết kế hầm nên chú ý độ thoáng gió cũng như công tác phòng chống cháy nổ. Điều này có vai trò đảm bảo an toàn cho các phương tiện.
4.7. Cầu thang bộ kết hợp thang máy – Mẫu nhà ở kết hợp văn phòng
Để quá trình di chuyển trong nhà ở kiêm văn phòng thuận tiện nên thiết kế song song thang máy và thang bộ. Cách thiết kế này còn mở ra “cánh cửa” thoát hiểm trong trường hợp không may hỏa hoạn.
Thang máy thường được bố trí song song với cầu thang bộ. Vị trí đặt thang thường nằm ở góc khuất của tòa nhà, vừa gọn gàng vừa thông thoáng.
4.8. Phong thủy nhà ở – Mẫu thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng
Không chỉ trong nhà ở thông thường mà nhà phố kết hợp văn phòng cũng cần lưu ý phong thủy. Trước khi thiết kế bản vẽ nhà phố thương mại nên xin ý kiến của thầy phong thủy. Theo đó, nên chú ý hướng cửa và hướng các phòng chức năng khác,….
Trên đây là những lưu ý khi thiết kế nhà ở kết hợp cho thuê văn phòng. Áp dụng những nguyên tắc này bạn sẽ dễ dàng sở hữu được không gian sống và cho thuê văn phòng lý tưởng.
Chúc các bạn xây nhà, dựng nhà thành công.
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Nhà Đẹp – KATAHOME
Bạn đọc quan tâm
Bài viết mới nhất
Liên hệ tư vấn thiết kế và thi công trực tiếp Hotline: 0988 688 373