Sàn gỗ công nghiệp đang ngày càng được ưa chuộng bởi mẫu mã đa dạng cũng như tính năng luôn đáp ứng được nhu cầu cho nhiều không gian nội thất từ cổ điển cho đến hiện đại. Ngoài ra, giá của sàn gỗ công nghiệp cũng rẻ hơn rất nhiều so với chất liệu gỗ tự nhiên. Bởi vậy mà sàn gỗ này luôn được người tiêu dùng sử dụng. Trong bài viết này, hãy cùng KataHome đi tìm hiểu kỹ hơn về các loại sàn gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay nhé!
1. Sàn gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp được tạo ra từ các loại gỗ ngắn ngày. Chúng được nghiền nhỏ và sau đó được trộn với keo cùng các chất phụ gia khác để có thể tăng cường độ cứng và chống mối mọt. Sau đó, chúng sẽ được ép dưới áp suất cao để đảm bảo được các lớp gỗ được liên kết với nhau và đồng thời tạo nên những tấm ván có độ dày phù hợp. Hầu hết, các cây gỗ công nghiệp có kích thước theo tiêu chuẩn quốc tế là 1200 x 2440mm và có độ dày từ 3 – 25mm tùy theo yêu cầu.
Ván gỗ tiếp tục được xử lý 2 mặt để gia tăng độ cứng, chống cong vênh đồng thời chuyển sang dây chuyền tạo vân gỗ và phủ lớp bề mặt. Có 4 loại bề mặt được ưa chuộng và được dùng phổ biến đó chính là Melamine, Laminate, Acrylic và Veneer. Mỗi loại về mặt đều có những ưu điểm về màu sắc, chồng trầy và khả năng bảo vệ riêng tùy theo yêu cầu mà bạn có thể lựa chọn loại phù hợp nhất!
– Melamine: Là loại bề mặt nhựa tổng hợp có giá thành phải chăng nhất với độ dày rất mỏng từ 0.04 – 0.1mm, có khả năng chống trầy xước, chống ẩm.
– Laminate: Đây là chất liệu tương tự Melamine nhưng dày hơn nhiều từ 0.5 – 1mm và có khả năng chịu lực cao cùng vẻ đẹp vô cùng tinh tế, hiện đại với hàng nghìn màu sắc và kiểu vẫn gỗ khác nhau. Đặc biệt là Laminate có khả năng chống trầy xước cực tốt.
– Acrylic: Loại bề mặt này nổi bật với vẻ đẹp sang trọng, sáng bóng và có khả năng lau chùi – vệ sinh dễ dàng. Thường được dùng cho cánh tủ bếp!
– Veneer: Bề mặt Veneer là gỗ tự nhiên dạng mỏng từ 0.3 – 0.5mm nên có sự đa dạng về vân gỗ. Vì vậy, nó mang lại vẻ đẹp hoàn hảo và đẳng cấp cho không gian nội thất.
Bước cuối cùng là các tấm gỗ được đưa vào đánh bóng và kiểm tra chất lượng để tạo nên độ thành phẩm tốt nhất.
Vậy đến đây, bạn đã nắm được khái niệm về sàn gỗ công nghiệp là gì chưa?
Sàn gỗ công nghiệp là lại sàn gỗ được sản xuất từ những tấm ván gỗ công nghiệp được sản xuất theo quy chuẩn của từng nhà sản xuất sau đó được kết nối với nhau thành một sàn gỗ đẹp, bằng phẳng phù hợp với diện tích của từng ngôi nhà!
2. Ưu điểm của sàn gỗ công nghiệp
– Đa dạng về chủng loại: Hiện nay, trên thị trường Việt Nam xuất hiện rất nhiều loại gỗ công nghiệp thuộc nhiều dòng khác nhau và được nhập khẩu từ các nước: Malaysia, Thái Lan, các nước bên Châu Âu – Mỹ,… giúp người dùng có thể dễ dàng lựa chọn sao cho phù hợp với mục đích sử dụng và tài chính của gia đình.
– Tính thẩm mỹ cao: Sự đa dạng trong các đường vân, độ bóng, màu sắc mang lại nét sang trọng và đẹp mắt cho không gian nội thất. Đồng thời, chủ đầu tư cũng có thể thoải mái lựa chọn cho mọi phong cách nhà ở và sở thích cá nhân.
– Giá cả hợp lý: Gỗ công nghiệp được khai thác từ những loại cây ngắn ngày và phổ biến nên giá cả rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Chúng cũng được thi công và lắp đặt để dễ dàng hơn nên chi phí nhân công cũng rẻ hơn.
– Tính năng tốt: Sàn gỗ công nghiệp chịu được nước tốt, chịu lực cao, chống mài mòn và trầy xước. Chúng có thể giải quyết được các nhược điểm của gỗ tự nhiên như không cong vênh, chống được mối mọt.
3. Các loại sàn gỗ công nghiệp phổ biến
3.1. Sàn gỗ Malaysia – Sàn gỗ công nghiệp
Sử dụng nguồn nguyên liệu tốt nhất cùng công nghệ tiên tiến nhất đã tạo ra sản phẩm gỗ công nghiệp đáp ứng cho phân khúc tầm cao của thị trường sàn gỗ Việt Nam. Nổi bật nhất trong tất cả các loại sàn gỗ nhập khẩu trên thế giới chính là khả năng chịu nước. Như thói quen phổ biến của người bán và người mua, khi nhắc đến sàn công nghiệp chịu nước là thường họ sẽ nhắc đến ngay sàn gỗ Malaysia.
Sàn gỗ Malaysia đạt được tiêu chuẩn chống cháy, chúng chịu được sức cháy của lửa tàn thuốc lá và không để lại dấu vết gì. Hầu hết sàn gỗ Malaysia sử dụng nguyên liệu là cây gỗ dầu có khả năng chống mối mọt tự nhiên mà không cần phải sử dụng đến hóa chất. Chính vì vậy mà sàn gỗ công nghiệp dù trải qua thời gian dài sử dụng nhưng vẫn chưa bao giờ bị mối mọt cả.
Các thượng hiệu sản xuất sàn gỗ công nghiệp Malaysia trên thị trường: Robina, Janmi, Inovar, Masfloor, Ruby Floor, Synchrowood, RainForest.
3.2. Sàn gỗ Thái Lan – Sàn gỗ công nghiệp
Với khả năng chịu nước cao, phù hợp với kiểu khí hậu Việt Nam và chỉ xếp sau sàn gỗ Malaysia nhưng bù lại thì có mức giá rẻ hơn. Với nhiều ưu thế về giá cả và chất lượng nên sàn gỗ Thái Lan dẫn đầu phân khúc tầm trung trong thị trường gỗ công nghiệp. Sàn không có nhiều nhân và bóng bẩy nhưng lên màu rất tự nhiên và sang trọng. Ngoài ra, chúng có đến gần 100 mã màu khác biệt đáp ứng mọi nhu cầu cũng như sở thích của các chủ đầu tư.
Với khả năng chống chịu, va đập tốt nên bề mặt sàn không để lại dấu vết sau những va đập thông thường. Với bề mặt chống bám bụi nên có thể dễ dàng lau chùi hơn cả gạch men. Tại thị trường trong nước, quý vị và các bạn có thể tìm mua sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của Thái Lan với các thương hiệu: Vanachai, Thaixin, ThaiStar, ThaiWay, ThaiLux, Erado, ThaiGreen, ThaiOne, ThaiEver.
3.3. Sàn gỗ Châu Âu – Sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ này thuộc phân khúc sàn gỗ cao cấp nhất với nhiều tính năng vượt trội được ưu tiên sử dụng cho các căn hộ nhà ở cao cấp. Được sản xuất tại nhiều quốc gia khác nhau (chủ yếu là Đức) và được nhập khẩu nguyên hộp về Việt Nam. Tất cả đều tuân thủ theo quy định về tiêu chuẩn sản xuất của Hiệp hội sàn gỗ công nghiệp Châu Âu (EPLF) và đạt chứng nhận sản phẩm sạch và thân thiện với môi trường.
Sàn gỗ mang lại một bề mặt hoàn mỹ nhờ những vân gỗ chân thực và mộc mạc. Màu sắc là những tone màu mát mẻ, mang lại sự thư giãn cũng như là nét sang trọng. Không cần dùng nhiều keo có đặc tính chịu lực để tăng khả năng chịu lực, chịu nước như sàn gỗ Malaysia mà thay vào đó là sử dụng bột gỗ tự nhiên với tỉ lệ cao và ép dưới lực nén mạnh đảm bảo chất lượng tốt nhưng vẫn an toàn cho sức khỏe.
Các loại sàn gỗ công nghiệp Châu Âu hiện nay có những thương hiệu nổi tiếng như: Sàn gỗ Wineo, Sàn gỗ Kronoswiss, Kronopol, QuickStep, Balterio, Classen, Kronotex, Kaindl, AlsaFloor, Konner. Các sản phẩm trên được sản xuất từ các quốc gia như Đức, Thụy Sỹ, Pháp, Bỉ, Ba Lan, Áo,…
3.4 Sàn gỗ Morser – Sàn gỗ công nghiệp
Đây là loại sàn gỗ công nghiệp nổi tiếng với khả năng chịu ẩm, chịu nước được đánh giá cao về chất lượng. So với các loại sàn gỗ nhập khẩu thì giá cả sàn gỗ Morser rẻ hơn rất nhiều. sản phẩm có độ dày 12mm nên đảm bảo được bộ bền chắc chắn. Sàn gỗ Morser được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam và dựa trên dây chuyền công nghệ của Đức. Loại sàn gỗ này được phân loại vào nhóm sản phẩm cao cấp phù hợp với nét thẩm mỹ kiến trúc của người Việt Nam.
Bề mặt chống trầy xước tốt, thích hợp cho cả việc nuôi thú cưng. Công nghệ bề mặt tiên tiến chống bám bẩn, dễ dàng làm sạch mà không cần đến hóa chất tẩy rửa. Ngoài ra, chúng luôn đảm bảo một bề mặt tươi sáng, không phai màu sau khoảng thời gian dài sử dụng.
Với các kiến thức về các loại sàn gỗ công nghiệp trên đây, liệu bạn đã nắm được khái niệm cũng như là các loại sàn gỗ đang có mặ trên thị trường rồi phải không? Hãy lựa chọn để mang đến một không gian sống ấn tượng nhé!
Cảm ơn quý vị và các bạn đã đón đọc!