Hiện nay các tòa nhà văn phòng không ngừng được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Tìm hiểu các tiêu chuẩn thiết kế tòa nhà văn phòng cao tầng với đầy đủ các tiêu chí về chất lượng, an toàn PCCC…và cập nhật những quy định mới nhất năm 2022 cùng KATAHOME.
1. Tiêu chuẩn thiết kế tòa nhà văn phòng về chất lượng và độ an toàn
Tiêu chuẩn an toàn của tòa nhà bao gồm: lối thoát hiểm trong những trường hợp khẩn cấp, lắp đặt đường điện, ống nước vừa đảm bảo sự thuận tiện và an toàn sử dụng, an ninh và camera giám sát đảm bảo an tâm khi làm việc.
Lối thoát hiểm tại tòa nhà phải có độ rộng lớn hơn 1,2m. Bên cạnh đó các văn phòng phải có đường quạt và đường ống dẫn gió đảm bảo không gian văn phòng luôn lưu thông. Thiết kế văn phòng phải có các cảm biến, van đóng mở và tủ cấp cảm biến nguồn điều khiển phục vụ nhu cầu sử dụng…
Đặc biệt quy định bắt buộc với mỗi tòa nhà là phải đáp ứng tiêu chuẩn về PCCC. Nhất là những công trình cao tầng, để đảm bảo sự an tâm khi làm việc. Tòa nhà cao tầng phải có các không gian chức năng sau: sảnh, phòng thường trực, khu vực bảo vệ, chỗ đợi, phòng quản lý kỹ thuật tòa nhà, không gian chức năng giao thông (cầu thang bộ, hành lang, thang máy); không gian kỹ thuật (là phòng chứa các thiết bị điện nước)…
2. Tiêu chuẩn thiết kế toà nhà văn phòng
2.1. Tiêu chuẩn thiết kế về tầng lánh nạn
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2020/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình do Bộ Xây dựng ban hành mới nhất có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 quy định nhiều điểm mới.
* Tòa nhà trên 100m phải có tầng lánh nạn:
Trước đây quy chuẩn phòng cháy chữa cháy (PCCC) công trình chỉ áp dụng cho các tòa nhà có 1 tầng hầm, chiều cao dưới 75m (tòa nhà dưới 30 tầng). Quy chuẩn 06:2020 về an toàn phòng cháy chữa cháy mới nhất được Bộ Xây dựng ban hành mở rộng phạm vi điều chỉnh pháp dụng với tòa nhà có 3 tầng hầm, chiều cao công trình tới 150m (trừ trường học và bệnh viện)…
Quy định rõ nhà có chiều cao trên 100m phải bố trí tầng lánh nạn. Không cho phép bố trí các căn hộ hoặc một phần căn hộ trên tầng lánh nạn… Ở chế độ hoạt động bình thường, cửa các thang máy chữa cháy không được mở vào những tầng lánh nạn đó. Còn cửa tầng của các giếng thang tại những tầng lánh nạn đó phải thường xuyên được khóa và chỉ được tự động mở khóa khi chuyển sang chế độ phục vụ lực lượng chữa cháy…
* Tầng lánh nạn cách nhau không quá 20 tầng, phải bố trí gian lánh nạn:
Theo quy chuẩn 06:2020, cứ 20 tầng cao sẽ có 1 tầng lánh nạn cho cư dân. Diện tích tầng lánh nạn phải được thiết kế tương đương số cư dân trong tòa nhà.
Trên tầng lánh nạn phải bố trí gian lánh nạn. Chủ đầu tư phải đầu tư 0,3m2 sàn tầng lánh nạn/cư dân. Tầng lánh nạn phải bảo đảm khả năng chống khói, lửa để cư dân lánh nạn trong thời gian chờ lực lượng cứu hộ cứu nạn tới.
2.2. Tiêu chuẩn thiết kế tòa nhà văn phòng về hầm để xe
- Tầng hầm phải có chiều cao tối thiểu 2,2m. Phải có ít nhất 2 lối ra và có kích thước không nhỏ hơn 0,9×1,2m. Lối xe phải được thông ra ngoài đường chính, không được thông ra hành lang.
- Độ dốc tối thiểu của lối xuống tầng hầm là 14% so với chiều dài. Độ dốc thẳng và đường dốc cong là 17%
- Nền và vách hầm cần đổ bê tông cốt thép dày 20cm để tránh nước ngầm hoặc nước thải từ các nhà lân cận thấm vào.
- Phải thiết kế một thang máy xuống tới hầm tòa nhà
2.3. Tiêu chuẩn thiết kế toàn nhà văn phòng về thang thoát hiểm
Thang dùng để thoát nạn gồm 3 loại:
- Cầu thang bộ
- Buồng thang bộ thông thường
- Buồng thang bộ không nhiễm khói
Theo quy chuẩn 06:2020, chủ đầu tư dự án nhà cao tầng phải có thiết kế cụ thể thang thoát nạn chống khói theo đúng quy định, phải lắp đặt hệ thống nước phục vụ chữa cháy, thiết kế đường chữa cháy quanh tòa nhà phục vụ xe chữa cháy khi xảy ra sự cố.
Trong nhà cao tầng phải có ít nhất 2 lối thoát nạn. Thứ nhất để bảo đảm an toàn cho con người khi có cháy nổ. Thứ hai là tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chữa cháy hoạt động làm nhiệm vụ. Nếu diện tích mỗi tầng > 300m2 thì hành lang chung hoặc lối đi phải đảm bảo có ít nhất hai lối thoát ra hai cầu thang thoát hiểm. Nếu diện tích mỗi tầng < 300m2 thì cho phép thiết kế một cầu thang thoát nạn ở một phía, còn phía kia phải thiết kế ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài.
- Quy định về chiều rộng của cửa: 0,8m
- Quy định về chiều rộng của lối đi: 1m
- Quy định về chiều rộng của hành lang: 1,4m
- Quy định về chiều rộng của vế thang: 1,05m
- Quy định về số lượng bậc thang: không < 3 và không > 18 bậc/vế thang.
- Quy định về chiều cao cửa đi và lối đi: không thấp hơn 2m; đối với tầng hầm, tầng chân tường thì không thấp hơn 1,9m; đối với tầng hầm mái không được thấp hơn 1,5 m.
Ngoài ra, thang thoát hiểm phải đảm bảo các tiêu chí:
- Kết cấu chịu lực và kết cấu bao che phải đạt giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 phút.
- Cửa ngăn cháy phải tự động đóng và được làm từ vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút.
- Buồng thang thoát hiểm có thông gió điều áp, điều hòa hút gió và không bị tụ khói ở buồng thang.
- Phải có đèn chiếu sáng sự cố.
- Thang phải thông thoáng từ mặt đất lên các tầng và có lối lên mái trong những trường hợp khẩn cấp.
Trên đây là một số tiêu chuẩn thiết kế tòa nhà văn phòng cao tầng đạt chuẩn. Có bổ sung những quy định mới nhất năm 2020 của Bộ Xây dựng. Đừng quên theo dõi tin tức của KATAHOME để không bỏ qua những thông tin hữu ích.
Chúc các bạn xây nhà, dựng nhà thành công.
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Nhà Đẹp – KATAHOME
Bạn đọc quan tâm
SIÊU LỢI NHUẬN với giải pháp thiết kế khách sạn mini 2 mặt tiền