Với diện tích ngày càng thu hẹp của những căn nhà hiện nay thì việc thiết kế nội thất sao cho tiết kiệm không gian nhất là điều mà rất nhiều người quan tâm. Vàthiết kế phòng khách liền bếp chung cư là một trong những các thiết kế được nhiều người sử dụng. Vậy thiết kế nội thất phòng khách bếp là gì và những lưu ý khi thiết kế phòng khách bếp? Hãy cùng KATAHOME tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Thiết kế phòng khách liền bếp chung cư là gì?
Với những căn nhà có diện tích lớn thì việc tách riêng phòng bếp và phòng khách thành hai không gian độc lập là hoàn toàn có thể. Bởi mỗi không gian có chức năng riêng biệt và có cách thiết kế nội thất riêng. Tuy nhiên với những căn nhà có diện tích hẹp thì sao? Nếu cũng xây một bức tường lớn để ngăn cách hai không gian thì không gian sinh hoạt chung sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Bởi vậy thiết kế phòng khách liền bếp chung cư là một ý tưởng khá hay cho những ngôi nhà ống hay nhà có diện tích nhỏ. Hai không gian thường được ngăn cách bằng một vách CNC, vách bằng kính, quầy bar… Những vách ngăn này sẽ tạo sự độc lập tương đối cho hai không gian.
Không gian phòng khách bếp có thể được thiết kế trong hầu hết mọi phong cách nội thất hiện nay. Tuy nhiên phổ biến và đem lại hiệu quả trang trí tốt nhất là phong cách thiết kế nội thất hiện đại và Scandinavian, phong cách công nghiệp… bởi ưu điểm giúp tối ưu không gian và đem lại nhiều tiện lợi cho không gian thiết kế do đó mà ngày càng có nhiều ngôi nhà ứng dụng kiểu thiết kế này nhất là những căn hộ, nhà ở có diện tích nhỏ.
2. Những ưu điểm của việc thiết kế phòng khách liền bếp chung cư
Sử dụng thiết kế này giúp tiết kiệm tối đa diện tích. Trong thiết kế này hai không gian vẫn được ngăn cách nhưng không phá vỡ về tầm nhìn khi vẫn có một không gian lớn cho cả căn nhà.
Có rất nhiều cách để thiết kế nội thất chung cư cho hai không gian này vì thế tạo những điểm nhấn thẩm mỹ nổi bật cho hai không gian.
Phương án này giúp kết nối không gian, thuận tiện mọi sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình, có thể đi lại dễ dàng giữa phòng khách và nhà bếp, phòng khách bếp thông thoáng mọi người có thể nhìn mặt nhau nhiều hơn…đây cũng là cách giúp mọi người gần nhau hơn.
Với những căn hộ có diện tích hạn chế, việc thiết kế phòng khách liền bếp chung cư còn được tích hợp thêm các sản phẩm nội thất chung cư đa năng thông minh chuyển đổi công năng linh hoạt giúp làm tăng thêm sự tiện nghi cho ngôi nhà. Lấy ví dụ như bộ sản phẩm bàn ăn thông minh gắn tường có thể gấp gọn lên thành tủ trang trí, tủ rượu hay tủ sách và chuyển đổi thành bàn ăn một cách dễ dàng đáp ứng nhu cầu về một không gian thưởng thức những bữa ăn của gia chủ.
3. Những lưu ý khi thiết kế phòng khách liền bếp chung cư
Vì hai không gian này có mục đích sử dụng khác nhau vì vậy khi thiết kế bếp liền phòng khách cần phải chú ý một vài điều sẽ được liệt kê dưới đây để đạt hiệu quả trang trí tốt nhất.
3.1. Chú ý chọn đồ nội thất cho 2 không gian
Hai không gian đều cần trang bị những đồ nội thất tiện nghi để phục vụ tốt nhất cho sinh hoạt của cả gia đình bạn. Tuy nhiên bạn nên lưu ý việc lựa chọn kích thước đồ nội thất sao cho phù hợp. Nếu như phòng khách đã lựa chọn những đồ dùng nội thất có kích thước lớn như các bộ sofa hay đồ gỗ cầu kì chi tiết thì phòng bếp nên lựa chọn đồ nội thất tối giản, với kích thước nhỏ hơn.
Quan trọng nhất trong thiết kế nội thất phòng khách và phòng bếp cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ là giúp không gian mở ra. Vì vậy không nên sử dụng đồ nội thất với gam màu tối sẽ gây cảm giác chật hẹp. Tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng những đồ nội thất tối màu như cách để tạo điểm nhấn cho không gian thêm thu hút hơn.
Tạo sự ngăn cách tượng trưng giữa hai không gian
Hãy đảm bảo hai không gian vẫn được phân chia một cách riêng biệt nhưng nhìn tổng thể vẫn liền một khối bằng những vách ngăn tượng trưng. Bạn có thể sử dụng vách ngăn CNC, vách ngăn kính, vách ngăn gỗ hoa văn. Hoặc sử dụng những chiếc kệ tivi, quầy bar, kệ trang trí… để không gian được ngăn cách khéo léo nhất.
3.2. Yếu tố ánh sáng và màu sắc – Thiết kế phòng khách liền bếp chung cư
Hai không gian chức năng được kết hợp với nhau để tạo nên một không gian rộng rãi và thoáng đãng hơn. Với những căn hộ, nhà ở không bị hạn chế về diện tích thì việc lựa chọn màu sắc và cường độ ánh sáng không quá quan trọng. Tuy nhiên đối với nhưng căn hộ nhỏ hẹp như chung cư mini hay nhà ống thì yếu tố ánh sáng và màu sắc lại trở nên vô cùng quan trọng. Không gian mở không vách ngăn giúp ánh sáng tự nhiên có thể lan tỏa khắp không gian phòng khách bếp. Việc kết hợp với những tông màu nhẹ nhàng hoặc tươi sáng sẽ giúp làm tăng thêm hiệu quả trang trí cho ngôi nhà của bạn.
3.3. Phân chia bố cục rõ ràng – Thiết kế phòng khách liền bếp chung cư
Với việc phân chia không gian dành cho khu vực phòng khách và bếp bạn cần thùy biến theo căn hộ hoặc mặt bằng có sẵn. Tuy nhiên với kinh nghiệm thiết kế của KTS bạn nên lựa chọn hướng đón ánh sáng có thể là từ cửa chính hoặc cửa sổ lớn để bố trí phòng khách. Không gian bếp có thể bố trí trong góc tạo sự ấm cũng tuy nhiên bạn cũng cần để ý đến các yếu tố về độ thông thoáng của không gian để đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe gia chủ.
Tuy là phòng khách liền với bếp nhưng bạn cũng nên phân chia 2 không gian nội thất chung cư một cách rõ ràng để người nhìn tránh cảm giác rối mắt không thoải mái. Phòng bếp bạn nên chọn ở hướng tối hơn phòng khách để tạo cảm giác âm cúng. Hãy chú ý bố trí thêm hệ thống đèn ở nơi dọn dẹp và chế biến thức ăn để căn nhà thêm sang trọng hơn.
Chú ý yếu tố phong thủy
Theo phong thủy thì phòng khách là không gian quan trọng nhất của ngôi nhà. Đây là nơi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vượng khí của ngôi nhà. Còn phòng bếp là nơi để đẩy lùi những điều xấu. Chính vì thế khi thiết kế phòng khách liền bếp chung cư bạn vẫn phải chú ý tránh những điều đại kỵ trong phong thủy khiến tài lộc tiêu hao, ảnh hưởng đến sức khỏe, công danh sự nghiệp của những thành viên trong gia đình.
Chúc các bạn xây nhà, dựng nhà thành công.
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Nhà Đẹp – KATAHOME
Bạn đọc quan tâm
Bài viết mới nhất
Liên hệ tư vấn thiết kế và thi công trực tiếp Hotline: 0988 688 373