Trong xây dựng nhà ở, các loại trần thạch cao ngày càng được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi bởi các tính năng ưu việt điển hình như là nhẹ, chống ẩm, chống cháy tốt, cách âm hiệu quả,… Bên cạnh đó, với sự đa dạng về mẫu mà cũng khiến cho rất nhiều chủ đầu tư phải phân vân vì không biết nên chọn mẫu nào tốt dành cho không gian nội thất của gia đình mình. Trong bài viết này, KataHome sẽ đi làm rõ các vấn đề này nhé! Kính mời quý vị và các bạn cùng đón đọc!

1. Trần thạch cao và phân loại theo chức năng

Trần thạch cao là một trong những loại trần nhà làm bằng chất liệu là thạch cao nguyên chất và được tạo thành các tấm, miếng ghép lại với nhau thành kết cấu trần. Trần thạch cao được sử dụng thay thế cho trần đúc, trần đổ xi măng,… và các loại nguyên vật liệu truyền thống khác bởi vì nó nhẹ, thân thiện với môi trường cũng như là tạo được tính thẩm mỹ cao cho không gian nội thất.

Trần thạch cao và phân loại theo chức năng

* Phân loại trần thạch cao theo chức năng:

– Trần thạch cao cách âm: Để tạo được loại trần này, các người thợ đã phải nhờ vào giấy giảm âm Glass Matt được cấu trúc theo dạng lỗ hổng tròn. Phía bên ngoài sẽ được phủ một lớp bông thủy tinh có tính khít cao giảm tối đa tiếng ồn.

– Trần thạch cao chống cháy, chống ẩm: Các loại trần này cũng được làm từ thạch cao và vải thủy tinh. Với sự kết hợp này sẽ làm giảm tỷ lệ dẫn nhiệt, độ ẩm ngấm qua trần nhà.

– Trần thạch cao khung nổi: Đây là loại trần có các tấm thạch cao đã được định hình sẵn khi tiến hành thi công. Tấm trần sẽ được thả vào các ô đã được định trước để có được hệ trần hoàn thiện và dễ tháo lắp.

– Trần thạch cao chìm phẳng: Được thiết kế có hình dáng tương tự như trần bê tông, trần đúc nhưng độ mịn – phẳng gần như là tuyệt đối và có tính thẩm mỹ cực cao cho không gian nội thất.

2. Ưu, nhược điểm của trần thạch cao

2.1. Ưu điểm của trần thạch cao

Các mẫu trần thạch cao không chỉ mang đến không gian sống trở nên đẹp mà nó còn có nhiều ưu điểm khiến cho các chủ đầu tư ngày càng ưa chuộng

– Vật liệu thạch cao không chứa các chất độc hại, thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe của người sử dụng.

– Có khả năng chống cháy, chịu nhiệt, cách âm, tiêu âm, chống ẩm,…

– Đảm bảo tính thẩm mỹ, mẫu mã đa dạng. Bạn có thể sơn, treo các vật dụng trang trí để tạo nên một phong cách và vẻ đẹp riêng cho không gian nội thất nhà bạn.

– Với hệ thống trần thạch cao nổi chúng có ưu điểm đó chính là dễ thi công, tháo lắp nhanh chóng, che khuyết điểm trần khéo léo. Với trần thạch cao chìm đẹp, phẳng, mịn có thể tạo hoa văn hay treo đèn trang trí tùy theo từng ý thích đặc biệt là chịu lực cực tốt.

Ưu, nhược điểm của trần thạch cao

2.2. Nhược điểm của trần thạch cao

Dù có nhiều ưu điểm nhưng trần thạch cao cũng không thể tránh khỏi một số nhược điểm:

– Nếu bị ngấm nước sẽ làm trần bị ố vàng, nhanh hỏng

– Màu sắc của trần thạch cao thông thường là màu trắng do đó trần thạch cao không phù hợp với các không gian đa dạng màu sắc và không có nhiều sự lựa chọn về màu sắc cho người dùng.

– Đối với trần thạch cao nổi chúng sẽ không cho ta treo các vật dụng trang trí nặng bởi nó sẽ làm sụt – bể trần. Còn đối với trần thạch cao chìm là khó sửa chữa, thường phải thảo cả trần ra để sửa chữa.

3. Lưu ý khi thiết kế – thi công trần thạch cao

Lưu ý khi thiết kế - thi công trần thạch cao

Khi thiết kế và thi công cần lưu ý để có thể khắc phục được các nhược điểm cũng như là đảm bảo được tính an toàn, thẩm mỹ và các nguyên tắc cơ bản khác:

– Xem xét kỹ nhà mình có phù hợp với việc xây dựng trần thạch cao hay không.

– Kiếm tra kỹ mái nhà trước khi thi công, chống dột, chống thẩm tốt cho mái nhà để tránh bị nước làm hư hại tới trần thạch cao.

– Sử dụng trần thạch cao trong 1 thời gian dài có thể xuất hiện những vết nứt, gẫy mất mỹ quan do đặc tính co lại. Vì thế khi phát hiện vết nứt, bạn nên xử lý ngay nhé!

– Lựa chọn chất liệu làm trần thạch cao chất lượng có khả năng chống thấm nước, đảm bảo được an toàn trong quá trình sử dụng.

4. Một số loại trần thạch cao đẹp

Việc sử dụng trần thạch cao không chỉ phổ biến ở các công trình lớn như phòng làm việc, phòng họp, trần nhà,… Bạn có thể tham khảo một số mẫu trần thạch cao mà chúng tôi sẽ giới thiệu ngay sau đây nhé!

4.1. Trần thạch cao phẳng đơn giản nhưng sang trọng

Trần thạch cao phẳng đơn giản nhưng sang trọng

Các loại trần thạch cao phẳng hay chìm đều là những xu hướng lựa chọn hiện nay của các chủ đầu tư. Chúng rất phù hợp với những căn phòng có diện tích nhỏ, giúp không gian đó trở nên rộng hơn mà vẫn mang tính thẩm mỹ cao cho không gian nội thất phòng.

Với hình dáng mịn, phẳng khá giống với trần bê tông thông thường. Với loại trần thạch cao phẳng này, bạn có thể tích hợp thêm các loại đèn ốp trần, đèn chùm để tô điểm thêm sự khác biệt cho không gian phòng.

4.2. Trần thạch cao theo xu hướng cổ điển, tân cổ điển đẹp

Trần thạch cao theo xu hướng cổ điển, tân cổ điển đẹp

Một trong những loại trần thạch cao được đánh giá là không bao giờ lỗi mốt đó chính là các loại trần mang phong cách kiến trúc cổ điển hoặc là kiến trúc tân cổ điển sang trọng. Những mẫu trần này được thiết kế với hệ thống hoa văn trang trí cầu kỳ như mái vòm, phần góc được trang trí hoa văn, chỉ nẹp hoa văn, các phào chỉ,…

Kiểu trần thạch cao này yêu cầu diện tích phòng khách rộng, trần cao, phù hợp với trang trí cũng như là những mẫu đèn chùm xa hoa, lung linh.

4.3. Trần thạch cao kết hợp tranh 3D

Trần thạch cao kết hợp tranh 3D

Đừng chỉ đơn thuần với các mẫu thiết kế các loại trần thạch cao trắng tinh, đơn điệu mà hãy thử phá cách với sự kết hợp tranh 3D chẳng hạn. Chắc chắn chúng sẽ khiến cho không gian phòng của gia đình bạn trở nên vô cùng nổi bật. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể kết hợp trần với vách thạch cao để tạo nên một không gian 3D mới lạ hơn. Các mẫu tranh sẽ tùy thuộc vào sở thích của bạn.

4.4. Trần thạch cao được thiết kế phá cách

Trần thạch cao được thiết kế phá cách

Cá tính – phá cách với những khối hình độc đáo được tạo nên từ những mảng trần cắt sâu kết hợp với những khối gỗ gắn đèn led sẽ chính là một trong những ý tưởng thiết kế trần thạch cao tuyệt vời để bạn thực hiện.

Ngoài ra, mẫu thiết kế trần thạch cao được thả ở giữa phòng sẽ tạo nên sự mới lạ cho không gian căn phòng. Từ đó, mọi quy tắc thiết kế truyền thống trước đó sẽ bị phá vỡ. Khiến cho ai cũng trầm trồ khi đến thăm nhà.

Mỗi loại trần thạch cao đều có những ưu – nhược điểm riêng, bạn cần phải tham khảo thật kỹ và lựa chọn các loại trần thạch cao phù hợp nhất với công trình của mình nhé! Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số HOTLINE: 0988.688.373 – 0888.883.363 hoặc gửi thư về hòm thư trực tuyến: jsc.kata@gmail.com để được các tư vấn viên và các kiến trúc sư Kata tư vấn kỹ lưỡng nhất nhé!

Cảm ơn quý vị và các bạn đã đón đọc!

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 votes
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments



Liên hệ tư vấn thiết kế và thi công trực tiếp Hotline: 0988 688 373

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN

    Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được gửi tới các chuyên gia của KaTaHome, Chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại hoặc địa chỉ liên hệ.
    Xin cảm ơn!

    Tên của bạn (*)

    Địa chỉ (*)

    Email (*)

    Điện thoại (*)

    Đính kèm tệp tin (nếu có)

    Nội dung


    (Ghi chú: Các thông tin bạn cung cấp càng chi tiết thì chúng tôi càng có cơ sở để đưa ra phương án tối ưu hơn )

    Tìm mẫu thiết kế :